Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Sản phẩm học sinh

sản phẩm học sinh nhóm 2

PP kế hoạch bài dạy


kế hoạch bài dạy (thuyết trình)

brochure

Publication

Tự đánh giá nhóm( mẫu giao cho các thành viên nhóm)


BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH NHÓM*

Nhóm bạn có phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.
Nhóm bạn có đưa ra thời gian hoàn thành công việc.
Kế hoạch của nhóm bạn được lập chi tiết, rõ ràng.
Kế hoạch nhóm bạn đưa ra tốn khá nhiều chi phí.
Kế hoạch của nhóm bạn có thể thực hiện được trong thời gian quy định.
Kế hoạch của nhóm bạn không khả thi, ngoài khả năng của các thành viên.
Kế hoạch của nhóm bạn có sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ (Internet, sách tham khảo, các phần mềm ứng dụng…)
Các thành viên trong nhóm không thống nhất với kế hoạch đặt ra.
Các thành viên trong nhóm hoàn thành khá tốt công việc được phân công.
Các thành viên trong nhóm thường không hoàn thành công việc đúng thời hạn.
Các thành viên trong nhóm thường xuyên hỗ trợ lẫn nhau khi thực hiện công việc.
Các thành viên trong nhóm tích cực đóng góp ý tưởng cho kế hoạch của nhóm.
Nhóm trưởng không nhắc nhở, quản lý tiến trình công việc của các thành viên.



* Mỗi cá nhân sẽ hoàn thành bảng này sau khi dự án được thực hiện để đánh giá lại tính khả thi của kế hoạch nhóm đặt ra, đồng thời đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm mình.

đánh giá quá trình


BẢNG KIỂM MỤC BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Đầy đủ các mục cần thiết theo mẫu chuẩn của biên bản.
Trình bày đẹp, rõ ràng.
Có bầu nhóm trưởng, vai trò của nhóm trưởng.
Thể hiện được nội dung thảo luận, ý kiến của các thành viên trong nhóm.
Đầy đủ các nội dung cần thảo luận.
Phân công công việc rõ ràng, hợp lý.
Phân công thời gian thực hiện công việc.

Đánh giá quá trình


BẢNG ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
1. Tự đánh giá:
Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm.
Tích cực đóng góp ý kiến, ý tưởng cho kế hoạch của nhóm.
Thực hiện đúng sự phân công công việc của nhóm.
Hoàn thành công việc đúng hạn.
Hoàn thành tốt công việc được giao.
Thường xuyên trao đổi, đóng góp ý kiến cho các thành viên khác.
Tích cực tiếp nhận phản hồi từ các thành viên khác.
Hợp tác tốt với các thành viên khác.
Thực hiện phản hồi trên blog của dự án đầy đủ.
Thực hiện phản hồi trên blog của dự án đúng hạn.
Kỹ năng làm việc nhóm được hoàn thiện hơn.
Kỹ năng làm việc nhóm vẫn còn yếu.
Tự chiếm lĩnh kiến thức khi tìm hiểu, thực hiện dự án khá tốt.
Khả năng giải thích, chứng minh các hiện tượng vật lý phát triển hơn.
Kỹ năng lập kế hoạch làm việc cá nhân được cải thiện.
Kỹ năng trình bày ý tưởng phát triển hơn.
Kỹ năng tìm hiểu, chọn lọc tài liệu được cải thiện.
Kỹ năng sử dụng công nghệ hỗ trợ tìm kiếm thông tin và trình bày ý tưởng phát triển hơn.

2. Đánh giá của nhóm:
Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm.
Tích cực đóng góp ý kiến, ý tưởng cho kế hoạch của nhóm.
Thực hiện đúng sự phân công công việc của nhóm.
Hoàn thành công việc đúng hạn.
Hoàn thành tốt công việc được giao.
Thường xuyên trao đổi, đóng góp ý kiến cho các thành viên khác.
Tích cực tiếp nhận phản hồi từ các thành viên khác.
Hợp tác tốt với các thành viên khác.

Khảo sát nhu cầu học sinh



KHẢO SÁT PHÂN LOẠI HỌC SINH
Câu1: Trong các nhân vật sau em thích ai nhất?
a.     Leonardo Da Vinci
b.     Albert Einstein
c.      Pytago
d.     Ludwig van Beethoven

Câu 2: Trong các môn sau em thích nhất môn nào?
a.     Toán, Lý, Hóa
b.     Thể dục , Âm nhạc
c.      Sử, Địa, Văn
d.     Tin học
Câu 3: Nếu lớp tổ chức hoạt động ngoại khóa thì em muốn đi nơi nào?
a.     Bảo tàng
b.     Công viên
c.      Rạp chiếu phim
d.     Viện nghiên cứu
Câu 4: Trong môn Vật lý em thích nhất hình thức dạy học nào?
a.     Bàitập
b.     Thínghiệm
c.      Khảosátthựctế
d.     Lýthuyết

Câu 6: Em có thích học bằng giáo án điện tử  hay không?
a.     Rất thích
b.     Thích
c.      Bình thường
d.     Không thích
Câu 7: Khả năng sử dụng internet:
a.     Rất thành thạo
b.     Tốt
c.      Bình thường
d.     Yếu
Câu8: Học lực của em:
a.     Giỏi
b.     Khá
c.      Trungbình
d.     Yếu
Câu 9: Chức vụ từng làm trong lớp:
a.     Lớp trưởng
b.     Lớp phó
c.      Tổ trưởng
d.     Chức vụ khác(Bí thư,Sao đỏ,…)
Câu10: Em biết gì về nước:( học sinh trả lời ngắn gọn)
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thang điểm trắc nghiệm

a
b
c
d
1
20
5
10
15
2
5
20
15
10
3
10
15
20
5
4
10
15
20
5
5
5
10
15
20
6
5
10
15
20
7
5
10
15
20

100-140: chia học sinh vào nhóm 3 (diễn kịch)
65-95 :chia học sinh vào nhóm 2(thí nghiệm)
35-65: chia học sinh vào nhóm 1(tổ chức trò chơi game show)
 câu 8+9 để đánh giá khả năng lãnh đạo và giao chức vụ nhóm trưởng

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

KẾ HOẠCH BÀI DẠY



Kế hoạch bài dạy

Người soạn
Họ và tên
Ngô Hương Quỳnh
Phan Thị Thảo Tuyên
Vũ Hoàng Diễm Quỳnh
Nguyễn Thị Minh Uyên
Quận
Quận 5, An Dương Vương
Trường
ĐH Sư Phạm Tp.HCM
Thành phố
HỒ CHÍ MINH
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
Hành trình khám phá về “Nước mắt Mặt Trời” 
Tóm tắt bài dạy
-Mục đích: giúp học sinh giải thích một số hiện tượng biến đổi trạng thái đơn giản của các chất trong cuộc sống, gây hứng thú với các thí nghiệm đơn giản, tạo tinh thần bảo vệ nguồn nước sạch và bước đầu cho các ý tưởng làm sạch nguồn nước.
-Đóng vai: học sinh đóng vai là người nghiên cưu khoa học ,là các nhà nghiên cứu về môi trường hoặc là các chủ thể vật chất của môi trường.. 
-Người nghe: giáo viên hướng dẫn, các bạn học quan tâm và các nhà bảo vệ môi trường.
-Giải pháp: các biện pháp làm sạch nguồn nước bẩn và bảo vệ nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt, tìm kiếm các nguồn nước ngọt mới cho con người.
-Sản phẩm: bài thuyết trình, các dụng cụ thí nghiệm tự chế và các clip quay thí nghiệm.
Lĩnh vực bài dạy
Bài: Sự chuyển thể.Sự nóng chảy và đông đặc.Sự hóa hơi và ngưng tụ.
Trọng tâm: vật lý 10
Bổ trợ: địa lý, hóa học, thường thức.
Cấp / lớp  
Cấp 3 / lớp 10 áp dụng bài này.
Thời gian dự kiến
4 tiết
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
-Biết và vận dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy,nhiệt bay hơi.
-Giải thích được các quá trình bay hơi và ngưng tụ dựa trên chuyển động nhiệt của phân tử.
-Phân biệt độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tỉ đối, độ ẩm cực đại của không khí.
-Giải thích được trạng thái hơi bão hoà dựa trên sự cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ.
-Biết và vận dụng công thức tính độ chênh lệch giữa mặt thoáng của chất lỏng trong ống mao dẫn và mặt thoáng bên ngoài.
-Biết hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập
-Thái độ: 
    +Hứng thú với môn học và các thí nghiệm về chuyển thể trạng thái.
    +Hình thành ý thức bảo vệ môi trường và các ý tưởng mới làm sạch nguồn nước.
-Kỹ năng:
    +Biết vận dụng các công thức tính nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ hóa hơi, tính độ ẩm tuyệt đối.
    +Biết giải thích các hiện tượng chuyển thể, mao dẫn, căng bề mặt chất lỏng.
    +Tìm kiếm và chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn.
    +Làm việc nhóm và tự chủ.
    +Các kỹ năng thế kỷ 21.
-Kiến thức:
    +Hiểu các khái niệm nhiệt chuyển thể, sự nóng chảy và đông đặc, sự hóa hơi và sự ngưng tụ, sự sôi và độ ẩm không khí.
    +Nắm được kiến thức bản chất các hiện tượng chuyển thể, mao dẫn, căng bề mặt chất lỏng.
    +Biết cách hoạt động của một số ẩm kế.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát
Nếu không có mặt trời thì trái đất sẽ như thế nào?
Câu hỏi bài học
-Tại sao kim dính mỡ có thể nổi trên mặt nước?
-Vật chất tồn tại ở những dạng nào?
-Có những loại chuyển thể nào?
-Nêu các hiện tượng chuyển thể trong đởi sống?
Câu hỏi nội dung
-Cho biết hướng và độ lớn của lực căng bề mặt
-Điều kiện xảy ra hiện tượng mao dẫn.
-Các ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.
-Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển thể.
-So sánh nhiệt độ hóa hơi và nhiệt độ nóng chảy.
-Ý nghĩa nhiệt tới hạn.
-Phân biệt sự bay hơi và sự sôi.
-Bằng kiến thức đã học hãy giải thích hiện tượng chuyển thể.
-Nêu các ứng dụng của hiện tượng chuyển thể trong sản xuất và đời sống.

Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá

Trước khi bắt đầu dự án
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
Đặt câu hỏi
Kế hoạch dự án
Các sổ ghi chép
Biểu đồ K-W-L
Các bản tóm tắt
Bảng kiểm mục quan sát
Bảng tiêu chí bảng tin
Các sổ ghi chép
Đánh giá nhóm và tự đánh giá
Đặt câu hỏi
Thảo luận
Bảng tiêu chí bảng tin
Biểu đồ K-W-L
Kiểm tra thử
Bài viết thu hoạch
Thang điểm
Điểm quá trình tính theo thang 100 ( giáo viên 30%, hoc sinh 40%)
Nội dung kiến thức: 10-30
Điểm sáng tạo: 5-20
Điểm trình bày:5-25
Điểm sản phẩm: 5-25
Điểm kiểm tra cá nhân tính theo thang 100 (làm bài trắc nghiệm lý thuyết) (chiếm 30%)
Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
Kỹ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề
Kỹ năng giao tiếp và hợp tác, làm việc nhóm.
Biết cách sử dụng các chương trình word,ppt,flash,… tìm kiếm và trao đổi thông tin bằng mạng internet.
Kỹ năng tìm kiếm, lọc lựa thông tin từ nhiều nguồn.(internet, sách báo, tivi,…)
Các bước tiến hành bài dạy
Tiết 1: Giảng giải nội dung chính của bài học (gợi ý các chuẩn kiến thức mà các em cần đạt được, cần nắm vững xoay quanh), cho các học sinh chia nhóm và chọn nội dung sẽ làm trong các nội dung đã cho sẵn để tránh trùng lặp.Thông báo cách thức trình diễn và đánh giá.
Tiết 2+3:
-Nhóm 1 Thực hành thí nghiệm (nếu có thể)làm thí nghiệm thực tế trên lớp, cho giáo viên cùng các bạn cùng quan sát và giải thích thí nghiệm, vận dụng các kiến thức trong bài, chứng minh các công thức đã cho bằng thực nghiệm về hiện tượng căng bề mặt, mao dẫn, dính ướt và không dính ướt.(Nếu không thể làm thí nghiệm trực tiếp do mất quá nhiều thời gian hay cần các điều kiện đặc biệt thì có thể cho học sinh làm sẵn, quay lại quá trình thực hiện và trình bày sản phẩm tại lớp).
+Cách đánh giá: Trong quá trình thực hiện thí nghiệm có đảm bảo an toàn và đúng trình tự không làm ảnh hưởng kết quả thí nghiệm.Sau thí nghiệm các em giải thích đúng nguyên tắc và cơ chế hiện tượng.Trả lời được các câu hỏi nội dung của giáo viên hướng dẫn và giái đáp thắc mắc của bạn học. Nhận xét sản phẫm có đạt dược hiệu quả thí nghiệm.
+Người đánh giá:Giáo viên phụ trách và các bạn học tham gia quan sát và nghe trình bày kết quả.
+Thời điểm đánh giá:Trước thí nghiệm, trong quá trình thí nghiệm và sau thí nghiệm.
-Nhóm 2 : Thực hành thí nghiệm (nếu có thể)làm thí nghiệm thực tế trên lớp, cho giáo viên cùng các bạn cùng quan sát và giải thích thí nghiệm, vận dụng các kiến thức trong bài, chứng minh các công thức đã cho bằng thực nghiệm về sự chuyển thể, sự nóng chảy đông đặc và sự hóa hơi ngưng tụ(Nếu không thể làm thí nghiệm trực tiếp do mất quá nhiều thời gian hay cần các điều kiện đặc biệt thì có thể cho học sinh làm sẵn, quay lại quá trình thực hiện và trình bày sản phẩm tại lớp).
+Cách đánh giá: Trong quá trình thực hiện thí nghiệm có đảm bảo an toàn và đúng trình tự không làm ảnh hưởng kết quả thí nghiệm.Sau thí nghiệm các em giải thích đúng nguyên tắc và cơ chế hiện tượng.Trả lời được các câu hỏi nội dung của giáo viên hướng dẫn và giái đáp thắc mắc của bạn học. Nhận xét sản phẫm có đạt dược hiệu quả thí nghiệm.
+Người đánh giá:Giáo viên phụ trách và các bạn học tham gia quan sát và nghe trình bày kết quả.
+Thời điểm đánh giá:Trước thí nghiệm, trong quá trình thí nghiệm và sau thí nghiệm.
Tiết 4
-Nhóm 3 : Diễn một vở kịch ngắn sinh động, dễ hiểu, khái quát, khắc sâu lại về các mối quan hệ giữa các trạng thái của vật chất và các công thức trong bài.
+Cách đánh giá:Lượng kiến thức truyền tải qua vở kịch.Hiểu đúng kiến thức và hiểu đúng trọng tâm bài.
+Thời điểm đánh giá:Trong quá trinh diễn kịch và trước quá trình diễn.
+Người đánh giá: Giáo viên phụ trách và các bạn học.
-Đánh giá và công bố kết quả của các nhóm.
*Đề tài chung: Cả 3 nhóm đều phải tìm hiểu thêm các ứng dụng thực tế và những ý tưởng sáng  tạo khác, mang ý nghĩa bảo vệ môi trường  và có liên quan đến nội dung bài học.
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng
Học sinh tiếp thu chậm
-Tổng kết lại kiến thức sau khi các nhóm học sinh trình bày và nhấn mạnh trọng tâm   bài học một lần nữa.
-Đặc biệt khi chia nhóm và đánh giá cần chú ý các em có tham gia hoạt động của nhóm tích cực hay không mà có mức độ đánh giá và phân công công việc phù hợp cho từng nhóm.
-Thực hiện kiểm tra  và củng cố bằng cách cho làm bài tập ngay tại lớp hoặc bài tập ứng dụng thêm về nhà.
Học sinh yếu tiếng Anh, vi tính.
-Cung cấp các nguồn tư liệu in sẵn và các website bằng tiếng Việt.(Sách giáo khoa   và các tài liệu tham khảo tại thư viện,Thư viện vật lý: http://thuvienvatly.com/home/ ,   Vật lý Việt Nam: http://vatlyvietnam.org/ ,…)
-Cung cấp các phần mềm và tư liệu hỗ trợ cho việc nghiên cứu tài liệu tiếng Anh.
(Oxford Dictionary online: http://oxforddictionaries.com/, Google Translate: http://translate.google.com.vn/ ,….)
-Hướng dẫn cho các em một số kỹ năng làm việc cơ bản với máy tính và các công cụ sử dụng cơ bản cần cho bài( Microsoft Office Word, Microsoft Office PowerPoint,Google,...)
-Phân chia nhóm có các bạn khá về tiếng anh hay vi tính đễ hỗ trợ giúp đỡ các học sinh kém về các phần trên.
Học sinh năng khiếu
-Gợi ý các tài liệu mở rộng thông tin không chỉ trong bài dạy mà còn liên quan các bài khác hay môn khác.Giới thiệu các tài liệu mới và đa dạng mang tính gợi mở cho học sinh nghiên cứu thêm.
-Đặt thêm các phần nghiên cứu ngoài bài sẽ được điểm cộng, thưởng nhưng cần xác thực sự sáng tạo hay sao chép.
-Các ý tưởng bảo vệ môi trường khả thi thì giúp các em liên hệ với các cơ quan chức năng, đem ý tưởng đóng góp cho xã hội.
Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo

Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay
Máy tính
Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
Kết nối Internet
Đĩa Laser
Máy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính
Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử
Phần mềm xử lý ảnh
Trình duyệt Web
Đa phương tiện
Phần mềm thiết kế Web
Hệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác

Tư liệu in
Sách giáo khoa Vật Lý 10, đề cương, hướng dẫn thực hành phòng Lab, tài liệu tham khảo v.v.
Nguồn Internet

http://www.youtube.com/